NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN CHÈO TRUYỀN THỐNG

TỪ MỘT GÓC NHÌN

 

                                                        ĐINH QUANG TRUNG

Tư duy âm – dương đă xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử của một số dân tộc phương Đông, trong đó có các cư dân Bách Việt. Nó đă tồn tại trong dân gian trước khi có các hào, quẻ của Phục Hy(1) và học thuyết Âm – Dương (Dịch). Tư duy ấy được h́nh thành do những quy định của điều kiện tự nhiên với các yếu tố về địa lư, khí hậu.v.v… và tập tục canh tác của các cư dân nông nghiệp lúa nước.

Trải qua hàng ngàn năm, tư duy âm – dương (mà thực chất là hai mặt của một vấn đề) đă thẩm thấu vào cách cảm, cách nghĩ của các dân tộc trên, nó như một thứ “gien di truyền” qua các thế hệ để trở thành một kiểu tư duy mang tính “biện chứng giản đơn” được biểu hiện một cách tự nhiên có vẻ hợp lư, đôi khi có chủ ư trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Riêng lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống, lại càng mang đậm ảnh hưởng của tư duy triết lư này.

Đi sâu nghiên cứu về chèo, một loại h́nh nghệ thuật sân khấu truyền thống của đại bộ phận cư dân miền Bắc Việt Nam, có thể thấy tư duy âm – dương chính đă mang tính triết lư căn bản, quyết định sự h́nh thành, phát triển nghệ thuật chèo cổ. Nó nằm ngay trong các phương tiện hát, múa, diễn, trong sự kết hợp hài ḥa giữa yếu tố dân gian và bác học, trong sự đan xen thể tài bi – hài, trong ngôn ngữ văn chương cũng như các thủ pháp nghệ thuật ước lệ, cách điệu, trong bản thân người nghệ sĩ dân gian, nó góp phần quyết định cách thức thể hiện và làm nên cái hay cái đẹp của chèo truyền thống.

Với suy nghĩ trên, trong khuôn khổ có hạn của bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến khía cạnh yếu tố âm – dương và nghệ thuật biểu diễn chèo truyền thống.

Như chúng ta đă biết chèo là nghệ thuật diễn tả câu chuyện bằng các phương tiện hát, múa, diễn xuất của người diễn viên thông qua các thủ pháp nghệ thuật cơ bản là ước lệ và cách điệu.

Trên thực tế có thể nói mọi loại h́nh nghệ thuật sân khấu, dù của phương Đông hay phương Tây, đều ít nhiều mang trong ḿnh tính ước lệ, cách điệu. Nhưng việc sử dụng những yếu tố đó mang tính đặc trưng trong quá tŕnh h́nh thành và phát triển của ḿnh th́ thường chỉ gặp ở sân khấu phương Đông, trong đó có Việt Nam.

Sân khấu chèo là một thể loại tổng hợp bởi hát, múa, nhạc, diễn… Mọi yếu tố trên khi tham gia vào nghệ thuật chèo sẽ không c̣n có sự nổi trội hay phân chia ranh giới tách bạch, mà nó đă thẩm thấu, hoà quyện vào nhau, cái nọ bổ sung cho cái kia, tuỳ lúc, tuỳ nơi khẳng định vai tṛ thông qua nghệ thuật biểu diễn của người diễn viên để diễn tả lại những câu chuyện có thật cũng như không có thật, nhằm mục đích giáo huấn đạo đức, đưa con người đến với những chuẩn mực về chân – thiện – mỹ.

Với thủ pháp ước lệ, cách điệu chèo đă mang lại cho các nhà soạn tṛ và các nghệ nhân biểu diễn một sự tự do tối đa trong việc thể hiện các tích. Trên sân khấu chèo hạn hẹp (chỉ là chiếc chiếu) nhưng với thủ pháp ước lệ, cách điệu và kỹ thuật diễn xuất điêu luyện tài t́nh người diễn viên đă dẫn dắt người xem tới mọi miền không gian và thời gian quy định trong bản tṛ, trong đó có cả những miền không gian và thời gian không có thực (không gian, thời gian trong truyện thần tiên cổ tích). Thủ pháp ước lệ, cách điệu đă biến chiếu chèo giản đơn thành không gian thời gian sống động, người diễn viên bằng tài năng biểu diễn có thể mặc sức sáng tạo tung hoành tuỳ cơ ứng biến trên sân khấu mà không bị trói buộc bởi những quy định về thời gian, không gian, chỉ bằng hành động đi một ṿng trên sân khấu hoặc một vài động tác, câu nói của diễn viên, không gian sân khấu đă có thể chuyển từ nơi này sang nơi khác, thậm chí từ cơi trần gian đến cơi thần tiên và cũng những động tác ấy chèo có thể làm cho thời gian sân khấu chuyển biến trăm năm ví bằng một ngày.

Tuy nhiên, do quy luật của nghệ thuật là phản ánh cuộc sống một cách trung thực, nên người diễn viên chèo phải biết kết hợp chặt chẽ nghệ thuật diễn xuất với những t́nh cảm và hành động thực sự để đạt được hiệu quả sân khấu. Ví dụ: lớp Tiểu Kính bế con đi xin sữa trong tích chèo Quan Âm Thị Kính. Trên sân khấu mặc dù đứa trẻ là giả (đạo cụ) nhưng đ̣i hỏi mọi động tác bế con của Thị  Kính phải có độ chuẩn xác tương đối như thật th́ mới phù hợp với logic khách quan của cuộc sống. Bởi vậy người diễn viên chèo cần luôn phát huy tính giả định, đồng thời phải giữ cho được tính trung thực trong hư cấu khi thể hiện các vai diễn khác nhau, để đạt tới mức cái thực và cái hư kết hợp nhuần nhuyễn với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, v́ thực chất nghệ thuật chèo là nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng sự kết hợp khéo léo của hai mặt hư – thực, mang tính chất âm – dương. Đây là một đặc trưng khác biệt, tương phản so với nguyên tắc xử lư nghệ thuật mang tính truy cầu hiệu quả ảo giác của sân khấu phương Tây.

Ở sân khấu phương Tây các nghệ sĩ luôn cố gắng sử dụng mọi phương tiện sân khấu có thể, để tạo cho khán giả ảo giác về cuộc sống thực đang diễn ra trên sân khấu, do đó đ̣i hỏi thời gian, không gian và cảnh trí cũng như hành động của các nhân vật, tương đối như thật. Họ đ̣i hỏi người diễn viên phải tạm quên đi bản thân ḿnh để hoá thân vào nhân vật và phải tuân theo những quy định bắt buộc ngặt nghèo; xét cho cùng mọi cố gắng đó cũng chỉ nhằm truy cầu ở người xem ḷng tin vào một cái thực trong cái giả, v́ cho dù sự hóa thân hay sức biểu hiện của người diễn viên có đạt tới mức độ nào đi chăng nữa, dù sự hỗ trợ của phông màn, cảnh trí, sự giúp đỡ của các phương tiện khoa học kỹ thuật có đạt tới hoàn hảo, th́ sân khấu vẫn chỉ là một không gian cố định với một thời gian đă được ấn định, và bản thân người diễn viên cũng như khán giả không chỉ đến nhà hát bằng t́nh cảm đơn thuần, mà họ c̣n tồn tại nơi nhà hát với tư cách là con người lư trí. Do đó việc đ̣i hỏi sự hóa thân, diễn xuất của diễn viên cũng như việc cố gắng đưa khán giả vào ảo giác sân khấu của kịch phương Tây sẽ măi măi không bao giờ thoả măn được.

Khác với sân khấu phương Tây, trong chèo, các ông trùm, bác thơ, các nghệ nhân không dựa vào kỹ thuật sân khấu để tạo ảo giác về cuộc sống thực, họ cũng không quan tâm đến việc sử dụng không gian sân khấu có phù hợp với quy chuẩn cuộc sống hay không, càng không đ̣i hỏi thời gian của t́nh tiết phải khớp với thời gian diễn xuất. Trên cơ bản sân khấu chèo cổ không sử dụng cảnh trí. Mọi yếu tố về thời gian, không gian đều phụ thuộc vào người diễn viên. Sân khấu chèo dựa vào nghệ thuật biểu diễn của diễn viên để tạo ra tất cả những ǵ cần cho sân khấu, chèo không yêu cầu người diễn viên phải hoá thân vào nhân vật mà đ̣i hỏi người diễn viên phải biết tuỳ cơ ứng biến, (tuỳ lúc, tuỳ nơi mà khi th́ “thoát” đem thân ḿnh làm công cụ thể hiện với thái độ b́nh phẩm định giá trở lại nhân vật, khi th́ “nhập” vươn lên ra vai “giống như thật” làm tăng sức truyền cảm)(2). Trên sân khấu, bản thân người diễn viên cũng như nhân vật, họ không chỉ sống với mối quan hệ được quy định trong tích tṛ mà c̣n thường xuyên giao lưu, tiếp xúc với cuộc sống, với khán giả. Một Thiện Sĩ bước chân đi hỏi vợ tưởng đó là chuyện riêng của mỗi người, song trước khi đi cũng phải ra xưng danh, tŕnh bày hoàn cảnh với mọi người. Trong trường hợp khác, ông thầy bói đi chợ trong lúc xưng danh th́ lại căi nhau với khán giả. Về phía khán giả, họ vừa là người thưởng thức nhưng cũng đồng thời là người trực tiếp tham gia vào biểu diễn, bởi vậy trong chèo mối quan hệ giữa diễn viên – nhân vật và khán giả đă liên hệ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất, kẻ tung, người hứng, lúc thật, lúc giả tạo nên cái hồn của nghệ thuật. Bên cạnh đó mối quan hệ giữa sân khấu và cuộc đời cũng mang biểu hiện của mối quan hệ âm – dương. Ở đó nếu cuộc đời là thực “dương” th́ sân khấu là giả “âm” song trong âm có dương và trong dương cũng có âm, bởi vậy trên chiếu chèo tích tṛ là giả, nhân vật, hành động, ngôn ngữ là giả, nhưng trong cái giả đó lại phản ánh những cái thật của cuộc đời và làm nên những cái giả đó lại chính là những con người thật.

Về phía cuộc sống hiện thực với ư nghĩa là mặt “dương”, trong mối quan hệ với sân khấu “âm”, th́ khi tham gia vào nghệ thuật, mặc dù biết sân khấu là giả song khán giả cũng nhận thức được ở đó có những điều thực cần thiết cho mọi người, không dừng lại là người thưởng thức mà đôi khi khán giả đă tham gia rất “hồn nhiên” vào quá tŕnh biểu diễn bằng những tiếng đế hay lời khen chê, phẩm b́nh… Những lúc ấy họ đi vào phần âm của sân khấu trong cái dương của cuộc sống hiện thực mà không tự biết. Bởi xuất phát từ tư duy âm – dương mà sân khấu chèo xưa dẫu chỉ là chiếc chiếu nằm giữa ba phía người xem, nhưng khi có nhân vật xuất hiện và hành động th́ chiếc chiếu đó không đơn giản chỉ là nơi diễn tṛ mà nó đă trở thành một bầu “Càn – Khôn” để trong đó “không có ǵ mà có tất cả”. Khi tṛ diễn kết thúc, chiếc chiếu được cuốn lại, th́ không ai từ diễn viên đến khán giả c̣n có khái niệm về sự tồn tại của sân khấu ấy nữa.

Nghệ thuật biểu diễn chèo là như thế, nó làm cho người diễn viên cứ vừa diễn vừa xem và người thưởng ngoạn cũng vừa xem vừa diễn.

                                                                                                Đ.Q.T

_______________

  1. Người đầu tiên sáng tạo ra các hào Âm – Dương và Bát Quái.
  2. Trần Việt Ngữ,Về nghệ thuật chèo.