THẦN ĐỘC CƯỚC

MỘT TRONG BA VỊ

THÀNH HOÀNG LÀNG VẼ

Bùi Văn Việt – Phạm Lan Hương

 

1. Thành hoàng

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, “Thành hoàng là vị thần chủ được tôn vinh theo tín ngưỡng thờ thần của cộng đồng cư dân làng xă Việt Nam truyền thống. Có Nhân thần (nhân vật có thật được suy tôn), Thiên thần (nhân vật trong huyền thoại được suy tôn). Nói chung, Thành hoàng thường là những vị có công với nước chống giặc ngoại xâm, có công khai hoang lập ấp, đem những ngành nghề mới dạy cho dân làng làm kế sinh nhai, đem lại sự thịnh vượng cho làng xă”(1).

Thành hoàng là một từ Hán Việt, vốn là một từ chỉ vị thần bảo hộ thành tŕ của Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ thời Đường rồi tiếp tục phát triển trong các triều đại phong kiến nước ta. “Thành hoàng tức là thành hào, hào có nước gọi là tŕ, không có nước gọi là hoàng”(2). “Làng xă Việt Nam không phải là thành tŕ, người Việt Nam ở các làng xă từ xưa đă có tín ngưỡng thờ thần. Từ việc thờ thần sẵn có, kết hợp với việc thờ Thành hoàng từ phương Bắc do phong kiến Trung Hoa đem vào và được phong kiến Việt Nam, khi với ư thức tự chủ, đă giành được độc lập, áp dụng theo, đă trở thành tín ngưỡng thờ Thành hoàng của làng Việt Nam”(3).

Thường mỗi làng thờ một Thành hoàng, cũng có khi một làng thờ hai ba vị hay hai ba làng thờ một vị. Thành hoàng có thể là nam thần hay nữ thần, tùy sự tích mỗi làng. Thông thường, Thành hoàng được thờ tự tại đ́nh làng. Làng nào cũng có đ́nh, có khi mỗi thôn lại có một đ́nh riêng. Đ́nh để thờ Thành hoàng nhưng đồng thời cũng trở thành nơi hội họp của chức sắc trong làng và sinh hoạt của cộng đồng làng xă. Các hoạt động này đều diễn ra ở đ́nh với sự chứng kiến của Thành hoàng.

Thành hoàng là vị chỉ huy tối linh của làng xă, không chỉ về mặt tinh thần mà c̣n một phần về mặt sinh hoạt đời sống vật chất của dân làng. Sự thờ phụng thành hoàng vừa tượng trưng vừa biểu hiện sự trường tồn của làng xă. Thành hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp luật và hy vọng của cả làng. Chính sự thờ phụng này là sợi dây liên lạc vô h́nh, khiến cho làng xóm trở thành một cộng đồng có tổ chức chặt chẽ, giúp dân làng đoàn kết, ḥa đồng, bảo tồn những nét đẹp truyền thống của làng.

2. Làng Vẽ và các vị thành hoàng của làng

Làng Đông Ngạc, c̣n có tên Nôm là làng Vẽ, là một trong 3 làng (Đông Ngạc, Nhật Tảo, Liên Ngạc) của xă Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội (cách trung tâm Hà Nội 10 km về phía Tây Bắc). Đây là một làng cổ được khai phá từ rất sớm. Theo các nhà khảo cổ học th́ vùng đất này có nhiều ngôi mộ cổ thời Hán đă được phát hiện. Đến thời Lư – Trần, vùng này đă h́nh thành làng và phát triển khá hoàn chỉnh (3). Người dân Đông Ngạc sống chủ yếu bằng nông nghiệp, một số hộ dân làm các nghề thủ công như chế tác các sản phẩm đất nung và song mây. Ngoài ra, do gần bến sông, giao thông thuận lợi nên chợ Vẽ phát triển, nhiều người trong làng đă chuyển sang buôn bán. Bên cạnh việc phát triển công thương nghiệp, dân làng Vẽ cũng chú trọng việc học hành, thi cử. Các tộc họ ở làng Đông Ngạc, họ nào cũng có người đỗ đạt.

Đ́nh Vẽ hiện nay tọa lạc trên một khu đất rộng thoáng, sát bờ đê sông Hồng, ở ŕa làng Vẽ. Đ́nh Vẽ là di tích kiến trúc cổ và mang giá trị nghệ thuật cao. Mọi sự sắp đặt từ ngoại thất đến nội thất đều hài ḥa cân đối.

Theo lời kể của các cụ trong làng th́ ngôi đ́nh có tiền thân từ một ngôi miếu cổ, được xây dựng từ thời nhà Đường. V́ xây gần bờ sông, bị nước xói lở nên ngôi miếu cổ được chuyển về đầu xóm 3 ngơ Vẽ. Theo tấm bia c̣n lưu giữ lại trong đ́nh có niên đại từ năm 1635, đời vua Lê Thần Tông (1619 – 1662) cho biết đ́nh được xây vào thời gian này. Theo gia phả họ Phạm th́ ngôi đ́nh hiện nay đă được ông Phạm Thọ Lư tặng gần một mẫu đất cho làng năm 1635 để xây đ́nh. Sau đó, ông Phạm Quang Dung, đỗ Tiến sĩ năm Bính Tuất (1706) cùng vợ đứng ra trùng tu lại ngôi đ́nh, riêng gia đ́nh ông cúng toàn bộ gỗ lim để làm đ́nh. Ông Dung đă từng làm Chánh sứ Trung Quốc năm Nhâm Tư (1732), làm quan tới chức Công bộ Thượng thư lệ Quận công. Hai ông bà được phụ thờ ở đ́nh v́ có công với làng. Năm Mậu Tuất, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 13 (1718), đời vua Lê Dụ Tông (1705-1729), đ́nh Vẽ được hoàn thành.

Đời vua Lê Hiển Tông (1740-1786), đ́nh tiếp tục được trùng tu, sửa chữa. Năm 1836, vua Minh Mạng cho tu sửa lại; năm 1941, có sửa chữa nhỏ. Từ đó đến nay, ngôi đ́nh thường xuyên được chính quyền – nhân dân tu bổ tôn tạo và bảo vệ tốt, được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa.

Các nguồn tư liệu khác nhau như thư tịch, sắc phong, thần phả, câu đối, văn bia và truyền thuyết dân gian ở làng Vẽ đều khẳng định đ́nh Vẽ thờ 3 vị phúc thần: thần Độc Cước (thiên thần), thần Lê Khôi (nhân thần) và thần Thổ địa (thổ thần). Đó là ba vị thành hoàng của làng, tức những vị thần bảo hộ cho cộng đồng làng và dân làng yên ổn làm ăn, mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió ḥa, xua đuổi dịch bệnh, tà ma… Theo Bia Trùng tu thần từ ở đ́nh Vẽ được dựng vào mùa Xuân năm Nhâm Dần, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1786) thứ 43 (1782) có ghi: ”ấp ta phụng thờ Thượng đẳng tam vệ tôn từ, xưa nay đă khá lâu rồi”(5).

Vị thần thứ nhất – Thiên thần: Thiên thần có sắc phong, bài vị thờ tại đ́nh. Thần là Hoả quang tiên sơn tiêu đại thánh (dân địa phương thường gọi là Độc Cước). C̣n trong các sắc phong từ đời Lê đến đời Nguyễn c̣n giữ lại được ở trong đ́nh th́ gọi là Cương Nghị siêu dũng cường quả thuần chính Độc Cước chi thần. Đền thờ chính của thần ở cửa Roi – Nghệ An và Sầm Sơn – Thanh Hóa.

Vị thần thứ hai – Nhân thần: Thần là con của người anh thứ hai của vua Lê Thái Tổ, tước Công, húy Khôi. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, là một dũng tướng xuất sắc. Ngày đại thắng, ông được xếp loại công thần, tước Đ́nh Thượng hầu, chức Thiếu úy. Suốt các triều Lê Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông, ông c̣n được cầm quân nhiều lần dẹp loạn ở Thuận Hóa, Thái Nguyên, Ai Lao, Đồ Bàn… Cuối đời, ông giữ chức Nhập nội tư mă, Thượng tướng quân (6).

Sau trận thắng thành Đồ Bàn (1447), Lê Khôi rút quân về đến cửa biển Nam Giới th́ bị bệnh, mất ở chân núi Long Ngâm, thuộc cửa Sót, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Tướng sĩ và dân chúng địa phương nhớ ơn ông, lập đền thờ ngay ở chân núi. Triều đ́nh truy tặng ông là Nhập nội đô đốc, đặt tên thụy là Vũ Mục (7). Ngoài ra, một số địa phương ở tỉnh Nghệ An cũng lập đền thờ ông.

Ngọc phả ở đ́nh cho biết một vị tướng quê Đông Ngạc là đô đốc Đồng Tri Đồng Xuyên Hầu khi đem quân đi đánh Chiêm Thành qua cửa Rào (Nghệ An) đă rước thần về đ́nh làng để thờ, v́ thần có công phụ giúp ông vận chuyển lương thảo qua Nghệ An đánh Chiêm Thành.

Vị thần thứ ba – Thổ thần: Bản xă Thổ Thần (trong các sắc phong c̣n giữ được đều ghi là Bảo Vệ Chương Ḥa đôn ngưng thổ địa hiển trưng chi thần). Thần trừ tai chống hạn cầu cúng linh ứng. Kể từ khi bản xă có dân đến ở đến nay th́ thần đă là Thành hoàng. Các triều đại đều có sắc phong, sự tích đă bị mai một, nay không nhớ rơ nữa.

Ba vị Thành hoàng – mỗi vị đại diện cho một thế lực riêng trong xă hội loài người đă tạo nên cho đ́nh Vẽ một nét đặc sắc và khác biệt so với một số ngôi đ́nh khác trong vùng. Có thể các cụ xưa đă có lư khi chọn thờ 3 vị Thành hoàng này, bởi v́ Đó sự hài ḥa “Thiên – Địa – Nhân nhất thể” (Trời – Đất – Con người là một thể thống nhất) với ước mong cho sự phát triển và sức toả sáng tới tương lai như nhiều người trong làng giải thích.

3. Thiên thần: Thần Độc Cước

Tác phẩm Thành hoàng làng Việt Nam của tác giả Vũ Ngọc Khánh có nhắc đến thần Độc Cước (vị thần một chân) được thờ làm Thành hoàng làng ở đ́nh Vẽ, Đông Ngạc, Từ Liêm (8). Theo thần tích, Độc Cước (c̣n gọi là Tiên Sơn Đại thánh) ở trên trời đă hiển linh xuống quận Nam phương Bắc để cai quản vùng đất này. Thầy Tăng ở tây Vực đi tới nước ta và truyền bảo người dân thờ thần ở Cửa Roi (Nghệ An). Tiến sĩ Phan Phu Tiên (9) đang làm quan ở xứ Nghệ, một ngày kia đi qua đền thấy câu thơ đề Mộc khách giải ngâm của Tô Đông Pha, ông cho rằng đó là một vị thần có nguồn gốc phương Bắc nên đọc thơ và mỉm cười đi qua. Đêm về ông mơ thấy thần hiện lên, lớn tiếng nói: “Ta nghe câu thơ ông ngâm có ư mỉa mai, ông không biết rằng ở Giang Nam, có con hồ ly tinh hiện h́nh, biến hóa giả thanh thế của ta làm hại dân địa phương. Ta đă vâng mệnh thượng đế trừ diệt nó đi rồi, nay ta được cai quản xứ Mân Việt để bảo vệ con người, xua đuổi dịch bệnh”(10). Tiến sĩ Phan Phu Tiên sợ hăi giật ḿnh tỉnh dậy, nhân đó xin rước chân nhang về làng Vẽ thờ thần làm Thành hoàng. Miếu thờ được dựng ở bờ sông ngoài đê, thuyền bè qua lại thường vào thắp hương cầu xin sự an toàn đều ứng nghiệm. Sau này, dân làng đă rước thần về đ́nh cùng thờ với hai vị Thượng đẳng phúc thần khác là Địa thần và Nhân thần Lê Khôi.

Dân gian kể có khác đôi chút, khi cụ Phan Phu Tiên làm quan ở Thanh Hóa, một lần lên núi (ở Thanh Hóa) thấy có miếu thờ thần, câu đối có vẻ trang nghiêm. Chỉ vào miếu cụ nói: “Ngài chỉ là người Bắc quốc theo chân các nhà Nho sang đất Việt, có ǵ là ghê gớm mà gọi là công tích”. Cụ về nghỉ trưa th́ thần Độc Cước hiện về nói: “Nếu là người khác nói thế th́ ta đă đánh chết nhưng v́ là ông nên tha cho. Ta là người nhà trời xuống cứu nhân độ thế chứ không phải là người Bắc quốc theo chân các nhà Nho sang đây”. Tỉnh dậy, cụ Phan Phu Tiên sửa lễ sang đền tạ tội và xin được ngài phù hộ. Khi cụ được nghỉ hưu mới qua đền xin rước chân nhang về làng thờ.

Theo bia không tên ở đ́nh (được dựng vào tháng 11 năm Giáp Thân 1944): ”Ông Phan Phu Tiên là người đầu tiên đỗ giáp khoa làng Đông Ngạc… Lúc ông làm quan ở đất Hoan Châu đă rước vị Thượng đẳng thần ở miếu cửa Lôi về phụng sự làm Thành hoàng ở làng ta. Việc này đă có sử chép”(11).

Đặc biệt, trong buổi tế lễ ở đ́nh, cả ngày hay đêm cũng thế, ở sân đ́nh Vẽ luôn có 2 bó đuốc lớn được đốt lên và sáng rực một khoảng trời. Hai bó đuốc này tượng trưng cho ánh sáng và niềm hạnh phúc vô biên. Người dân ở đây cho rằng thần Độc Cước là vị thần Mặt Trời nên trong buổi tế đă đốt đuốc để tượng trưng cho sức mạnh vĩ đại của vị thần này.

3.2. Truyền thuyết về thần Độc Cước ở làng Vẽ

Trong dân làng Vẽ có lưu truyền truyền thuyết: Thuở xưa, ở bến sông này có một con yêu tinh đầu đỏ thường hay về cướp phá dân, sát phu, hiếp phụ. Có một vị thần là người bảo hộ trên thiên đ́nh đă được Ngọc Hoàng sai xuống để diệt trừ nó. Nhưng khi thần xuống thế gian th́ trên thiên đ́nh có loạn, Ngọc Hoàng lệnh cho thần trở về. Không nỡ bỏ con người đang gặp nạn nơi trần thế, thần tự phân thân làm hai, một nửa về trời tạo thành đám mây, một nửa ở lại bảo vệ con người. V́ chỉ có một nửa thân ḿnh nên thần được gọi là thần Độc Cước (một chân). Trong đ́nh Vẽ hiện nay c̣n lưu câu đối (dịch):

Thân trên mây trắng, danh trên sử

Tích ở non xanh, đức ở người.

Ở đây c̣n truyền miệng câu chuyện về việc tranh chức Thành hoàng có nhiều chi tiết liên quan đến uy lực của vị thần này. Dân làng kể rằng, làng Vẽ từ thuở xa xưa đă có miếu thờ Thành hoàng bên sông, đó là ngôi miếu thờ Thành hoàng Độc Cước và Địa thần. Sang thời vua Lê ư Tông (1735-1740), làng Vẽ có cụ Đỗ Thế Giai là người giỏi vơ, có công với chúa Trịnh trong việc soạn vơ ban, huấn luyện binh sĩ và lập ra tiền thông kinh giúp cho quốc khố khỏi quẫn bách. Lúc cụ ốm, chúa đến thăm thấy bệnh trầm trọng, tưởng khó qua khỏi đă lệnh xuống sắc phong cụ là “Hách trạc Linh ứng Đại vương”, nhưng cụ lại qua khỏi. Tước Đại vương xưa vua chỉ ban cho các vị công thần có nhiều công lao khi đă mất được tôn thần. Do vậy, cụ Đỗ Thế Giai được dân làng coi như một vị thánh sống. Một ngày, miếu thờ Thành hoàng ngoài bờ sông cần tu bổ, dân làng chủ trương di dời và xây đ́nh thờ trong làng. Khi đ́nh xây xong, làng tổ chức lễ nghênh thánh về đ́nh. Từ sự kiện ấy dẫn đến việc tôn thần và sắp xếp đ́nh miếu sau này được đặt ra trước dân bàn bạc. Việc thi chọn Thành hoàng và sắp đặt nơi thờ tự sau này được thực hiện giữa hai vị Đại vương: một vị c̣n sống (cụ Đỗ Thế Giai), một vị có nguồn gốc từ nơi khác về thờ (thần Độc Cước). Để tuyển chọn Thành hoàng, dân làng đă dùng giáo mác cắm dọc đường đi từ nhà cụ Đỗ Thế Giai về đ́nh và từ miếu thờ thần về đ́nh. Ai vượt được chướng ngại đó th́ được rước về đ́nh thờ làm Thành hoàng làng. Thần Độc Cước vốn là Thiên thần đi mây về gió nên thần thắng cuộc. C̣n cụ Đỗ Thế Giai được dân làng xây miếu thờ ở nơi cụ sinh sống.

Trên thực tế, không biết đích xác có cuộc thi tài nào như thế không nhưng dân làng vẫn lưu truyền câu chuyện này. Nó phản ánh một điều là trong tâm thức dân gian, thần Độc Cước có khả năng nhập hồn biến hóa, có phép thuật và nhờ đó mà chiến thắng và tồn tại. Có lẽ thần đă được sáng tạo thêm bởi tư duy dân gian khi đă chịu ảnh hưởng của những biến tướng của Lăo giáo và tư duy thương mại.

Thần Độc Cước hiếm thấy có mặt ở Thăng Long và vùng xung quanh. Thần chỉ thấy được thờ ven biển bởi cư dân đi thuyền, đánh cá, cuộc sống gắn với mặt nước. Tiêu biểu nhất là đền thờ thần tại bờ biển Sầm Sơn xưa thuộc xă Trường Lộc, Quảng Xương (nay thuộc thị xă Sầm Sơn, Thanh Hóa). Tương truyền sau một đêm mưa to gió lớn, sáng ngày dân bản xă lên núi Sầm Sơn thấy một dấu chân cho là thiêng nên dân xă lập đền thờ. Đền thờ thần ở trên núi nh́n ra biển như dơi theo các đoàn thuyền ra khơi. Hậu cung của đền có một bức tượng thần, được tạc nửa thân theo lối bổ dọc. Mặt ngắn, trông hung dữ, mặc áo thụng, tay trong thế vơ, chân đi hài vân xảo. Một hệ thống mây cuộn che khuất, nửa thân kia từ đầu xuống. Thần Độc Cước gắn với con nước, là thần bảo hộ cho dân đi biển, hiện thân nhân cách hóa Mặt Trăng. Điều này biểu hiện rất rơ ở dân đi biển vùng này- những người đánh cá chủ yếu là đi bè mảng, giá gác chèo của mảng được làm theo h́nh trăng lưỡi liềm. Người dân tin rằng làm thế sẽ được thần Độc Cước phù hộ, do đó h́nh trăng trên mảng là một đảm bảo về mặt tinh thần cho những chuyến ra khơi. Mặt Trăng c̣n liên quan đến sự lên xuống của thủy triều – điều ảnh hưởng trực tiếp đến cư dân vùng cửa sông và ven biển. V́ thế mà thần Độc Cước được rất nhiều cư dân ven biển thờ. Vùng Sầm Sơn cũng có nhiều truyền thuyết về thần và gắn với vùng đất này, với việc bảo vệ ngư dân đi biển và cư dân ven biển. Đó là truyền thuyết về một chú bé mồ côi vừa mới ra đời đă lớn nhanh như thổi thành một to lớn kỳ dị. Chàng nhiều lần chiến đấu diệt trừ loài quỷ đỏ chuyên cướp phá các làng chài và các bè mảng của các cư dân vùng biển Sầm Sơn, đưa lại cuộc sống b́nh yên cho dân chài. chàng để lại một dấu chân trên ḥn núi Cổ Giải, nên dân đă lập đền thờ tại đó. V́ có một chân nên gọi là thần Độc Cước.

Một thuyết khác có liên quan đến nguồn gốc thần Độc Cước ở khu vực này là sự tích núi Trường Lệ (Sầm Sơn). Truyện kể rằng, vào thuở mới sinh loài người có một phụ nữ bụng mang dạ chửa bị trận đại hồng thủy cuốn trôi ra biển nằm ở khu vực Sầm Sơn (Thanh Hóa). Dân cảm phục và thương xót đă đắp đất lên thi hài bà theo dáng nằm ngửa thành núi Trường Lệ. Do vậy mà núi nay có h́nh dáng người đàn bà nằm ngửa. Có dị bản là: từ trong bụng người phụ nữ, một đứa trẻ cao to kỳ lạ bước ra. Chú bé vác đất đá đắp lên thi hài người mẹ. Về sau, chú bé trừ loài quỷ biển, hóa thành thần Độc Cước.

Lại có thuyết nói thần họ Cao, tự là Độc Cước, là một vị thiền sư đời Lư. Thần được gọi là Độc Cước v́ các thiền tăng chỉ đứng một chân để giảng đạo, rồi siêu hóa (12).

Xem xét truyền thuyết, thần tích trên chúng tôi thấy chúng đều nhằm giải thích nguồn gốc thần, nguồn gốc sự phụng thờ và h́nh tượng đặc biệt của thần. Qua đó cũng thấy rằng từ ven biển, trôi nổi vào đến làng Vẽ, thần Độc Cước đă giao lưu ḥa trộn với nhiều lớp, nhiều ḍng văn hóa nên đă biến đổi rất nhiều: xuất phát là sự nhân cách hóa Mặt Trăng, thần đă bị biến thành một vị thần Mặt Trời. Thần vẫn là một vị thần của cư dân gắn với mặt nước như ta quen thấy (thuyền bè qua lại cầu đảo đều linh ứng) nhưng đồng thời thần lại biến thành vị thần của mọi cư dân khác trong làng khi tích hợp vào ḿnh cả những yếu tố của Đạo giáo dân gian như: có quyền năng biến hóa, nhập đồng, trừ tai diệt họa, trừ bệnh tật tà ma… có lẽ v́ ở ven sông, lại xa biển, cư dân làng Vẽ rất ít chịu tác động của thủy triều, họ vừa cầu nước để làm ruộng, song nhiều khi cần cầu tạnh hơn th́ nước lũ cũng có thể tàn phá làng mạc và bất lợi cho sự đi lại của những thương thuyền nên khi đến đây, để thích hợp với tâm thức của cư dân, thần đă biến đổi như vậy. Ngoài ra, c̣n có nhiều chi tiết chứng tỏ thần c̣n mang dấu ấn của sự giao lưu văn hóa với Trung Quốc (những nhân vật trong thần tích). Rơ ràng là thần Độc Cước ở làng đă mang thêm những giá trị tinh thần mới.

Qua sự tích thần mà thần phả ghi lại ta thấy nổi lên một số điểm đáng chú ư: Thần là thiên thần, thần có liên quan đến Bắc quốc như: Thần hiển linh ở phương Bắc, là con vua ở Chiết Giang (Trung Quốc), và đến bài thơ mà cụ Phan Phu Tiên nhẩm đọc ở đền thờ thần cũng là của một nhà thơ Trung Quốc đời Tống, có tên tuổi cụ thể – điều mà tư duy “đại khái”, “tương đối” của dân gian không có được. Điều này cũng chứng tỏ thần tích đă có sự san định của các nhà Nho – những người ảnh hưởng của Nho học và văn hóa Trung Hoa.

Thần phả và các câu chuyện lưu truyền trong dân gian đều nói rơ là thần không phải ở địa phương mà được đưa về từ nơi khác (có thể nơi xuất phát của thần được kể có khác nhau: lúc th́ từ Nghệ An, lúc lại từ Thanh Hóa); thần cứu nhân độ thế, bảo hộ cho cuộc sống b́nh yên của con người, đặc biệt là những người sống bằng nghề sông nước. Xung quanh vị thần này, ở mỗi địa phương có thờ thần lại có những truyền thuyết khác, gắn với không gian văn hóa của khu vực đó như tên địa danh, cảnh quan, nghề nghiệp của cư dân nơi đó…

Từ công lao trong việc phù hộ cho dân làng và cộng thêm các triều đại phong kiến muốn với tay quản lư tới các làng xă (mà muốn thế trước hết phải nắm được vị thần của làng) nên thần được nhiều đời vua sắc phong. Hiện nay, trong đ́nh làng Vẽ, riêng vị thần này c̣n lưu giữ được 16 sắc phong. Sớm nhất là sắc phong của vua Lê Huyền Tông (1662-1671), năm Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670) và sắc phong cuối cùng là của vua Khải Định, năm Giáp Tư (1924).

B.V.V – P.L.H

_______________

1. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa Việt Nam 4, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2005, tr.154.

2, 3. Trương Th́n, Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền chùa, miếu truyền thống và hiện đại, Nxb Hà Nội, 2004, tr.159.

4, 10. Vũ Văn Luân, Phạm Quang Tảo, Nguyễn Văn Yên, Văn hóa khoa bảng làng Đông Ngạc, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2001, tr.20.

5, 11. Hồ sơ di tích đ́nh Vẽ, bản dập bia (Lưu giữ tại Ban Quản lư Di tích Hà Nội).

6, 7. Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quưnh chủ biên, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005, tr.243.

8. Vũ Ngọc Khánh, Thành hoàng làng Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2002, tr.40.

9. Phan Phu Tiên (hiện chưa rơ năm sinh và năm mất), nhà sử học, văn học, y học, tự là Tín Thần, hiệu là Mạc Hiên, người làng Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Ông đỗ Thái học sinh năm Bính Tư (1396) và năm Kỷ Dậu (1429) lại đỗ tiếp Khoa thi Minh Kinh do nhà Lê tổ chức (Theo Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam, tr.512).

12. Ngô Đức Thọ (chủ biên), Từ điển di tích văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội, 2003, tr.256.