Khi viết sai lá minh tinh, Phan Thanh Giản tự kết tội mình?

Phùng Thành Chủng

Tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của cố Hiệp tá đại học sĩ Phan Thanh Giản, có một chi tiết dễ bị bỏ qua, tưởng như không mấy quan trọng, nhưng theo chúng tôi cần lưu ư. Đó là lòng của lá minh tinh mà cụ Phan đã tự tay viết cho mình trước khi chết! Để tiện theo dơi, chúng ta hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu về minh tinh và phép viết minh tinh.

Minh tinh và phép viết minh tinh

Theo Toan ánh, tác giả cuốn Phong tục Việt Nam thì minh tinh và phép viết minh tinh được hiểu như sau: “Trước khi phát tang, có lễ lập minh tinh. Minh tinh là một thứ cờ làm biệt hiệu của người chết. Cờ ấy làm bằng lụa đỏ, có chữ tên họ cùng thuỵ hiệu và chức tước phẩm hàm của người chết viết bằng phấn trắng; cũng có thể làm bằng lụa đỏ viết bằng vôi trắng. Minh tinh buộc vào cán bằng cành tre, dựng bên phía đông linh sàng. Trên minh tinh, sau khi viết hết chức tước, họ và tên thuỵ bao giờ cũng có 5 chữ: “… Phủ quân chi linh cữu” cho người cha, và “… Phu nhân chi linh cữu” cho người mẹ.

Lúc viết minh tinh, phải tính số chữ theo 4 chữ: Quỷ, Khốc, Linh, Thính, đừng để chữ cuối cùng rơi vào hai chữ: Quỷ  Khốc, e có tà ma trùng quỷ, hoặc có thêm người chết…”

Như vậy đúng, nhưng chưa đủ! ở đây, chúng tôi xin được nói rơ hơn:

– Lòng minh tinh được chia làm dòng và được viết theo chiều dọc. Dòng ở giữa viết chữ to (thường theo lối chữ triện) là dòng dành để ghi họ tên, thuỵ hiệu, chức tước và phẩm hàm của người mất. Hai dòng nhỏ hai bên viết theo lối chữ thường; bên trái ghi ngày giờ tháng năm sinh và bên phải ghi ngày giờ tháng năm mất của người đó.

– Về phép viết minh tinh, có một quy tắc: “Nam Linh, nữ Thính, bất dụng Quỷ, Khốc nhị tự”; nghĩa là khi viết minh tinh phải tính số ở dòng giữa sao cho chữ cuối cùng của dòng này (chữ Cữu) phải rơi vào đúng chữ Linh (nếu người chết là đàn ông) và chữ Thính (nếu người chết là đàn bà); không được nhầm Linh cho đàn bà, Thính cho đàn ông, và – dù là đàn ông hay đàn bà – tuyệt đối phải tránh không được để rơi vào hai chữ: Quỷ, Khốc. Nói cách khác, với người chết là đàn ông, để được chữ Linh thì tổng số chữ ở dòng giữa đem chia cho 4, phải được số dư là 3; Nếu là đàn bà, để được chữ Thính thì tổng số chữ ở dòng giữa đem chia cho 4 phải không còn dư (Nếu dư 1 là rơi vào chữ Quỷ, dư 2 là rơi vào chữ Khốc).

– Sau khi quan tài hạ huyệt, lá minh tinh được trải lên mặt áo quan rồi mới lấp đất. Đến đây, minh tinh đã mang ư nghĩa là một tấm giấy thông hành của người chết khi về thế giới bên kia…

Về lá minh tinh của cụ Phan Thanh Giản

Theo Toan ánh thì lòng lá minh tinh của cụ Phan Thanh Giản có 9 chữ: Hải Nhai Lão Thư Sinh Tính Phan Chi Cữu (Nghĩa là: Linh cữu của người học tṛ già nơi ven biển họ Phan).

Trong bài văn tế của Thượng tân thị Phan Quốc Cang điếu cụ Phan Thanh Giản, sự kiện này cũng được nhắc đến trong câu: “… Minh tinh đề chín chữ, không thẹn mình chức lớn quan to; Thuốc độc uống một hơi, cho khuất mắt vợ con bạn tác…“.

Cụ Nguyễn Đình Chiểu trong bài thơ điếu cụ Phan Thanh Giản cũng đã gián tiếp khẳng định điều này:

Non nước tan tành hệ bởi đâu?

Dàu dàu mây bạc cơi Ngao châu!

Ba triều công cán vài hàng sớ

Sáu tỉnh cương thường một gánh thâu

ải Bắc ngày chiều tin điệp vắng

Thành Nam đêm quạnh tiếng quyên sầu

Minh tinh chín chữ lòng son tạc

Trời đất từ đây bạt (mặc) gió thu

Theo Nguyễn Duy Oanh, thì lòng lá minh tinh của cụ Phan “… không phải 9 chữ mà là 11 chữ: Đại Nam Hải Nhai Lão Thư Sinh Tính Phan Chi Cữu”.

Vậy lòng lá minh tinh của cụ Phan Thanh Giản có 9 chữ hay 11 chữ? Để thấy việc này quan hệ như thế nào, trước hết chúng ta hãy điểm lại những mốc thời gian chính trong hồ sơ Phan Thanh Giản.

Hồ sơ Phan Thanh Giản (niên biểu)

Phan Thanh Giản tự Tịnh Bá và Đạm Như, hiệu Lương Khê và Ước Phu, biệt hiệu Mai Xuyên, sinh ngày 12-10 năm Bính Thìn (Tây lịch nhằm ngày 11-11-1796) tại làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (sau là làng Bảo Thạnh, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre); đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất, năm Minh Mạng thứ 7 (1826); trải 3 triều vua; đã từng kinh qua các chức: Hàn lâm viện biên tu (1826); Lang trung bộ Hình (1827) Tham hiệp Quảng Bình và là giám khảo thi Hương trường Thừa Thiên (1828); Quyền nhiếp Tham hiệp Nghệ An rồi được triệu về kinh giữ chức Phủ doãn Thừa Thiên (1829); Hiệp trấn Quảng Nam và bị giáng (lần thứ nhất) làm Tiền quân hiệu lực v́ bị thua trận trong khi được phái đi dẹp loạn Cao Gồng ở Chiên Đàn (phía Bắc tỉnh Quảng Nam – 1831); Hàn lâm viện kiểm thảo sung Nội các hành tẩu (1832); Viên ngoại lang bộ Hộ, quyền ấn phủ Thừa Thiên rồi Hồng lô tự khanh và được cử làm phó sứ sang sứ nhà Thanh (1833); Đại lư tự khanh, sung Cơ mật viện đại thần (1834); Kinh lược trấn Tây rồi Bố chính Quảng Nam, hộ lư Tuần phủ quan phòng (1835); Từ hàm nhị phẩm bị giáng (lần thứ 2) xuống chánh lục phẩm, làm một chức quan chuyên lo việc quét dọn bàn ghế trong công đường, v́ việc đã can gián vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá tuần thú Quảng Nam (1836); Nội các thừa chỉ rồi Tả thị lang bộ Hộ, sung Cơ mật viện đại thần (1836-1837); Bị giáng (lần thứ 3) xuống làm Lang trung biện lư hộ vụ, v́ sơ ư để thuộc viên bỏ sót, không áp kiềm (ấn, triện) vào một tờ sớ tấu (1838); Từ Thái Nguyên được triệu về triều lãnh chức Thông chánh phó sứ rồi thăng lên Thị lang bộ Hộ, nhưng sau đó lại bị giáng (lần thứ 4) xuống Thông chánh phó sứ vì bị Minh Mạng cho là có “tư tưởng bè phái” trong việc ông không kí vào bản án của Cơ mật viện quy Vương Hữu Quang tổng đốc Bình Định tội vô đạo phải trảm thủ v́ đã dâng sớ can ngăn vua hay xem hát bội và xin huỷ bỏ bản tuồng Lôi Phong Tháp (mặc dù sau đó, Minh Mạng vẫn tha tội cho Vương Hữu Quang và ra lệnh đốt bỏ bản tuồng, 1839!); Từ Thông chánh phó sứ lại bị giáng (lần thứ 5) một cấp, v́ là Phó chủ khảo của trường Thừa Thiên khoa thi năm đó, nhưng đã để lọt bài phú của cử nhân Mai Trúc Tùng (mắc lỗi trùng vận!) nhưng sau đó lại được thăng Binh bộ tả thị lang (1840); Tham tri bộ Binh sung Cơ mật viên đại thần và là Chánh chủ khảo trường thi Hà Nội (1841); Hình bộ thượng thư sung Cơ mật viện đại thần (1847); Lại bộ thượng thư (1848); Kinh diện giảng quan rồi Kinh lược sứ các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hạ và Bình Thuận (1849); Lại bộ thượng thư sung Nam Kỳ Kinh lược phó sứ, lãnh Gia Định tuần vũ, gồm coi các đạo: Biên Hoà, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên (1851); Được Tự Đức ban thưởng một tấm kim khánh trên khắc 4 chữ: “Liêm, Bình, Cần, Cán” (1852); Được triệu về Kinh lãnh chức Hiệp biện đại học sĩ, lãnh Binh bộ thượng thư, sung chức ở kinh diên và viện Cơ mật (8-1853); Chánh tổng tài Quốc sử quán, trực tiếp chỉ đạo việc biên soạn bộ Khâm định Việt Sử thông giám cương mục (1856-1859); Hiệp biện đại học sĩ, lãnh Lễ bộ thượng thư, kiêm quản Hộ bộ ấn triện, sung Kinh diên giảng quan, sung Cơ mật viện đại thần, kiêm Quốc Tử Giám sự vụ (1859)…

Cùng thời gian này, liên quân thực dân Pháp-Tây Ban Nha gây hấn tại cửa biển Đà Nẵng và lần lượt đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Ngày 5-6-1862, Phan Thanh Giản với vai tṛ là Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp là Phó sứ đã kí với liên quân thực dân Pháp-Tây Ban Nha một Hiệp ước hạ bình và hữu nghị gồm 12 khoản (thường gọi là Hạ ước Nhâm Tuất) tại Sài Gòn. Theo đó, 3 tỉnh Biên Hạ, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn (Côn Đảo) được nhượng cho Pháp (Khoản 3 Hiệp ước); triều Đình phải trả cho Pháp và Tây Ban Nha một khoản bồi thường chiến phí là 4 triệu đồng trong 10 năm, mỗi năm 400.000 đồng (quy ra bạc là 288 nghìn lạng – Khoản 8 Hiệp ước); đổi lại, người Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều Đình Huế, nhưng kèm theo điều kiện là triều Đình Huế phải có biện pháp chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống lại người Pháp ở các tỉnh (Khoản 11 Hiệp ước).v.v… (Với Hiệp ước này, theo Phan Thanh Giản, trước mắt lấy lại được tỉnh Vĩnh Long, còn 3 tỉnh nhượng cho Pháp (theo Hiệp ước) thì trên thực tế cũng đã mất rồi, sẽ dần dần tìm cách thương nghị với Pháp để xin chuộc lại).

… Việc chuộc 3 tỉnh không thành, Phan Thanh Giản bị cách lưu làm Tổng đốc Vĩnh Long và được cử làm Chánh sứ sang sứ nước Pháp để điều Đình (một lần nữa) về việc chuộc lại 3 tỉnh miền Đông (1863); Được phục chức Hiệp biện đại học sĩ, Hộ bộ thượng thư, sung Kinh lược sứ 3 tỉnh miền Tây là: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên và được tha tội cách lưu (1865)…

Ngày 20 đến 24-6-1867: Thực dân Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (Đã trao trả triều Đình Huế ngày 25-5-1863); An Giang; Hà Tiên. Trước sức mạnh áp đảo của chúng về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Với quyết định này, nhận lãnh trách nhiệm là tội nhân của triều Đình, ông đã dọn sẵn cho mình một cái chết sau đó bằng cách uống thuốc độc (thuốc phiện pha dấm thanh) sau 15 ngày tuyệt cốc và mất ngày 5-7 năm Đinh Mão (Tây lịch nhằm ngày Chủ nhật 4-8-1867) hưởng thọ 72 tuổi.

… Sau khi mất, Phan Thanh Giản bị Tự Đức kết án trảm giam hậu (!), truy đoạt hết chức hàm và đục tên ở bia tiến sĩ (tháng 11-1868); được Đồng Khánh khai phục nguyên hàm Hiệp tá đại học sĩ (1885)…

Trở lại lá minh tinh của cụ Phan Thanh Giản

Theo Nguyễn Duy Oanh, tác giả cuốn Chân dung Phan Thanh Giản thì lòng lá minh tinh của cụ Phan “… không phải 9 chữ, mà là 11 chữ”; bởi theo ông “… Nếu minh tinh có 9 chữ thì chữ Cữu – chữ cuối cùng của lòng minh tinh – đúng vào chữ Quỷ! Như thế không hợp với quy tắc khi đề minh tinh” và để chứng minh điều đó, ông đã cho công bố bức ảnh chụp bức hoa tiên có “thủ bút” của cụ Phan Thanh Giản với lời chú thích là: “Mảnh hoa tiên này, đích tằng tôn của Phan Thanh Giản là Phan Thanh Hoài ở Ba Tri còn giữ trước năm 1945”; Theo đó: “… mảnh hoa tiên màu hường lợt, dài 2 tấc 30, rộng 1 tấc 20, có 3 hàng chữ, chính tay Phan Thanh Giản viết trối lại con cháu về việc đề mộ bia và triệu (minh tinh)”. Vậy cụ Phan đã viết những ǵ trên bức hoa tiên? Cụ viết:

Minh tinh thỉnh tỉnh, nhược vô ưng thơ:

Đại Nam hải nhai lão thư sinh tính Phan chi cữu, diệc dĩ thử chí mộ

Dịch nghĩa (theo Nguyễn Duy Oanh):

Xin giảm (bỏ) tấm triệu, nếu không nên đề:

Quan tài (của một) thư sinh già họ Phan (ở) góc biển (nước) Đại Nam, (rồi) cũng lấy (câu) này ghi (ở) mộ.

Như vậy, đây là bức hoa tiên “… trối lại con cháu về việc đề mộ bia và triệu (minh tinh)” chứ đâu phải là lá minh tinh! Càng không thể căn cứ vào nội dung của bức hoa tiên để “đánh đồng” bức hoa tiên với lá minh tinh mà cụ Phan đã tự tay viết cho mình trước khi chết! Chưa kể, bị lấn cấn bởi ư nghĩ “Nếu minh tinh có 9 chữ, thì chữ Cữu đúng vào chữ Quỷ! Như thế không hợp với quy tắc khi đề minh tinh”, tác giả Chân dung Phan Thanh Giản đã tỏ ra khiên cưỡng khi chứng minh lá minh tinh 11 chữ (bởi, nếu 11 chữ thì 5 chữ: “…diệc dĩ thử chí mộ” trên bức hoa tiên bỏ đi đâu?!):

– Dịch 5 chữ: “…diệc dĩ thử chí mộ” là: “…(rồi) cũng lấy (câu) này ghi (ở) mộ, nhưng liền ngay đó (để chứng minh lá minh tinh 11 chữ), tác giả Chân dung Phan Thanh Giản đã lại chú thích: “Sở dĩ ông (Phan Thanh Giản) dặn thêm 5 chữ “…diệc dĩ thử chí mộ” là v́ sợ con cháu lại khắc cả phẩm hàm của ông lên mộ bia”. Xin thưa: Chức tước, phẩm hàm không bao giờ viết dưới 2 chữ “… chi cữu” (nếu là minh tinh) và không bao giờ viết dưới 2 chữ “… chi mộ” (nếu là bia mộ).

– Câu: Minh tinh thỉnh tỉnh… được tác giả Chân dung Phan Thanh Giản dịch là: Xin giảm (bỏ) tấm triệu… nhưng đúng ra phải dịch là: Minh tinh xin (để) tự xét…. Và như thế, nội dung bức hoa tiên phải được hiểu là:

– Minh tinh xin (để) tự xét; nếu không, nên (lấy câu): Đại Nam hải nhai lão thư sinh tính Phan chi cữu (Linh cữu của người học tṛ già nơi ven biển họ Phan) ghi lên bia mộ.v.v… và .v.v…

Đến đây, trở lại với thắc mắc của tác giả Chân dung Phan Thanh Giản: “Nếu minh tinh có 9 chữ thì chữ Cửu – chữ cuối cùng của lòng minh tinh – đúng vào chữ Quỷ! Là một nhà nho, hơn nữa đã đỗ tiến sĩ, chẳng lẽ cụ Phan lại không nắm được quy tắc viết minh tinh?!” Không! Cụ rất rành quy tắc viết minh tinh! Sự không hợp quy tắc của cụ là sự không hợp quy tắc có ư thức bởi một quy tắc cao hơn; đó là Quy Tắc Làm Người: Trao thành cho người Pháp để tránh đổ máu cho dân chúng (bởi trước sức mạnh áp đảo của chúng về mặt quân sự, biết có kháng cự cũng vô ích) và sau đó lãnh nhận hoàn toàn trách nhiệm về mình trong việc để mất 3 tỉnh bằng một bản án hết sức nghiêm khắc: Buộc mình vào chữ Quỷ với lá minh tinh 9 chữ rồi uống thuốc phiện pha dấm thanh tự tử! Chính v́ thế, trong bài thơ của cụ Nguyễn Đình Chiểu điếu cụ Phan Thanh Giản mới có câu: Minh tinh chín chữ lòng son tạc (Hẳn là không ai nghi ngờ tác giả Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không nắm được quy tắc viết minh tinh) và cuối cùng, để khép lại bài viết này, xin được lưu ư: Cụ Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) là người đương thời với cụ Phan Thanh Giản; khi cụ Phan Thanh Giản mất, cụ Nguyễn Đình Chiểu 46 tuổi và cũng đang sống tại Ba Tri…

P.T.C

__________________

Tài liệu tham khảo

  • Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, Nxb Khoa học xă hội, Hà Nội, 1976.
  • Quán Sử Quán triều Nguyễn, Quốc triều chính biên toát yếu, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1998.
  • Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2000.
  • Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử, Nxb Khoa học xă hội, Hà Nội, 1981.
  • Nguyễn Duy Oanh, Chân dung Phan Thanh Giản, Bộ Văn hóa giáo dục và thanh niên, Sài Gòn, 1974.
  • Toan ánh, Phong tục Việt Nam, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1969.